Poodle là giống chó sở hữu bộ lông dày và xoăn tuyệt đẹp với cơ chế mọc như tóc của con người. Đặc biệt, giống chó này sở hữu bộ lông kép nên nhiều người chủ nuôi thú cưng thắc mắc vấn đề có nên cạo lông máu cho Poodle hay không? Cũng như cách cạo lông cho chó Poodle như thế nào? Vậy hãy cùng Cún Beauty tìm hiểu cụ thể trong bài viết này nhé!
Contents
Lông máu là gì?
Tương tự với những giống chó khác, Poodle từ khi sinh ra đã có lông và lớp lông đầu tiên của nó được gọi là lông máu. Bộ lông này có nhiệm vụ giúp Poodle con được giữ ấm ngay sau khi lọt lòng và bảo vệ chúng khỏi những tác động nguy hiểm từ môi trường bên ngoài.
Khi Poodle còn nhỏ, lớp lông máu sẽ rất mềm, khá mỏng và màu sắc được được đồng đều, rõ nét nên bạn vẫn chưa biết được chú cún của mình có màu gì. Cho đến khi chúng lớn lên, bộ lông máu lúc trước sẽ rụng dần hoặc do chủ nhân cắt tỉa bớt đi thì số lượng lông mới mọc lên sẽ nhiều, dày và xoăn hơn. Lúc này, màu sắc lông của thú cưng cũng được định hình rõ ràng hơn, chẳng hạn như: màu đen, nâu đỏ, xám, trắng,…
Có nên cạo lông máu cho Poodle?
Vấn đề có nên tiến hành cạo lông máu cho Poodle hay không sẽ còn tùy thuộc vào ý muốn chủ quan của người nuôi. Đối với một số người cho rằng việc cạo lông máu sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và làm mất đi vẻ đẹp vốn có của Poodle. Nhưng cũng có người cho rằng việc cạo lông máu sẽ giúp chú chó trở nên đẹp hơn, lông của chúng sẽ mềm và mượt hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, việc cạo lông màu hay không đều có những ưu và nhược điểm riêng.
Ưu điểm
Sau khi lớp lông máu được cạo đi sẽ có lông mới mọc lên dày, xoăn và phồng hơn. Nhờ vậy mà các bé Poodle sẽ trở nên xinh đẹp và bắt mắt hơn rất nhiều. Chú cún sẽ khoác lên mình chiếc áo mới mang đậm tính thuần chủng của giống chó Poodle.
Điều này sẽ tạo thuận lợi hơn rất nhiều cho quá trình grooming, giúp các bé trở nên thật xinh xắn, đáng yêu và nổi bật với phong cách riêng của mình. Đặc biệt, lớp lông mới cũng sẽ cứng hơn lớp lông cũ nên sẽ giúp bảo vệ Poodle tốt hơn.
Nhược điểm
Trước khi Poodle có được một bộ lông mới hoàn hảo và bắt mắt, giai đoạn đầu tiên sau khi cạo lông máu sẽ khá khó khăn với chú cún. Vì bé cún đã quá quen với việc mang trên mình lớp lông máu đó, nên khi cạo đi pet sẽ cảm thấy rất lạ lẫm. Thậm chí, nhiều chú cún còn có biểu hiện tâm lý không quen với diện mạo mới này của mình.
Ngoài ra, việc cạo lông máu cũng có nghĩa là lớp áo bảo vệ cho Poodle đã không còn nữa. Thân nhiệt của các bé cũng vì thế mà bị thay đổi. Do đó, bạn cần phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề spa, tắm rửa cũng như trông chừng cẩn thận, tránh để chú cún bị va chạm hay bị thương. Chắc chắn lớp lông mới sẽ làm cho Poodle có cảm giác khó chịu và ngứa ngáy. Chúng sẽ có những hành vi như cắn bậy, lấy chân gãi hoặc cọ xát xuống đất hay các bề mặt nhám để giảm cảm giác khó chịu này. Có nhiều trường hợp, Poodle ngứa quá mà gãi đến chảy máu, rất đau đớn.
Bên cạnh đó, có thể lớp lông mới mọc lên sẽ không được như ý muốn, chúng xoăn, cứng và khó tạo kiểu hơn trước đây. Vì vậy, bạn cần phải kiên trì chăm sóc, đưa chúng đi cắt tỉa và chải chuốt thường xuyên hơn.
Cách cạo lông cho chó Poodle an toàn
Trước khi cạo lông cho chó Poodle, bạn cần lưu ý:
Thời điểm phù hợp để cạo lông máu cho Poodle
Đầu tiên, bạn cần xác định khi nào là thời điểm phù hợp nhất để tiến hành cạo lông cho Poodle. Theo các chuyên gia thú y thì giai đoạn tốt nhất để cạo lông máu là khi các bé từ 2 – 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, thời điểm thích hợp nhất vẫn nên tùy thuộc vào sự phát triển của các bé cún. Đặc biệt là những bé nhỏ con, yếu ớt thì có lẽ sẽ phải chờ đợi lâu hơn. Mặc dù cạo lông máu sớm sẽ giúp bộ lông của chúng thêm phần mượt mà, óng ả nhưng chúng ta vẫn cần phải đảm bảo sức khỏe ổn định cho thú cưng trước.
Hướng dẫn cạo lông máu cho Poodle đúng cách
Nhiều người nuôi thú cưng quan tâm về cách cạo lông cho chó Poodle để có thể tự thực hiện tại nhà. Thực ra việc cạo lông chó Poodle cũng không quá khó thực hiện, bạn có thể làm theo những bước hướng dẫn dưới đây:
- Bước 1: Giữ cho chú chó nằm yên, đây là việc rất quan trọng và đòi hỏi sự hợp tác của Poodle. Vì nếu chúng không chịu nằm yên thì sẽ gây ra rất nhiều khó khăn trong quá trình cạo lông và có thể gây ra tổn thương cho da của các bé.
- Bước 2: Sử dụng tông đơ để tiến hành cạo lông máu.
- Bước 3: Chăm sóc Poodle sau khi cạo lông máu thành công.
Trong trường hợp, nếu chú cún của bạn quá nhút nhát và bạn không đủ tự tin vào kỹ năng của mình hoặc bạn không có nhiều thời gian thì bạn có thể tham khảo dịch vụ và bảng giá cắt tỉa lông chó Poodle để đảm bảo an toàn cũng như thẩm mỹ cho thú cưng.
Địa chỉ cạo lông cho chó Poodle uy tín Cún Beauty
Hiện nay, Cún Beauty là đơn vị đầu tiên cung cấp các dịch vụ đạt tiêu chuẩn 5 sao dành cho thú cưng tại TPHCM. Đến với Cún Beauty, khách hàng sẽ hoàn toàn yên tâm về đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm và nhiệt tình sẽ thực hiện cạo lông cho chó Poodle an toàn, nhanh chóng và thẩm mỹ. Đặc biệt, các thiết bị và dụng cụ sử dụng tại spa đều hiện đại và chất lượng, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các bé.
Sau khi cạo lông máu xong thì khoảng 2 – 3 tháng/lần khách hàng nên đưa Poodle đến cắt tỉa lông để tạo kiểu yêu thích cho chú cún. Nhân viên tại Cún Beauty sẽ hỗ trợ tư vấn giúp bạn lựa chọn phong cách phù hợp với tình trạng lông của chú cún, nhằm mang đến vẻ ngoài xinh đẹp và sức khỏe an toàn.
Khách hàng quan tâm vui lòng liên hệ ngay với Cún Beauty để được giải đáp thắc mắc cụ thể hơn nhé!
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 146 Nơ Trang Long, Phường 14, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 090 145 0689
- Email: cunbeautystore@gmail.com
Tốt nghiệp ngành Bác sĩ thú y tại trường Đại học Nông Lâm TPHCM, bác sĩ thú y Triệu Hoàng Nam đã trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để làm việc. Trong khoảng thời gian hoạt động trong ngành, bác sĩ luôn không ngừng trau dồi thêm kiến thức nhằm mang đến cho các bé sự chăm sóc tốt nhất.
Điển hình là những chứng chỉ quan trọng như: Chứng chỉ Chuyên sâu Khoa Da liễu thú nhỏ, chứng chỉ Chuyên sâu Chẩn đoán và điều trị các bệnh ký sinh trùng máu thường gặp ở thú nhỏ, chứng chỉ Chẩn đoán và điều trị bệnh FIP trên mèo, chứng chỉ Điều trị Viêm tụy trên chó, mèo và chứng chỉ Điều trị các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên thú nhỏ (FPV, CPV).